Tin tức
CATHETER ĐƯỜNG HẦM CÓ CUFF – KỸ THUẬT TIÊN TIẾN, GIẢI PHÁP MỚI CHO BỆNH NHÂN LỌC MÁU
Hiện nay, số lượng người bệnh suy thận mạn giai đọạn cuối có chỉ định điều trị thay thế thận ngày càng gia tăng. Khi có chỉ định lọc máu đường vào mạch máu đóng vai trò quan trọng, thường là thông động tĩnh mạch (Cầu tay hay FAV). Tuy nhiên, đa số người bệnh đều không có đường vào mạch máu sẵn sàng, sử dụng Catheter đôi có cuff, tạo đường hầm (đặt catheter đường hầm có cuff) là một giải pháp mới mang lại nhiều lợi ích đối với nhóm người bệnh này.
Catheter tĩnh mạch để lọc máu bao gồm:
• Catheter tạm thời: Catheter tĩnh mạch cảnh trong, Catheter tĩnh mạch dưới đòn, Catheter tĩnh mạch đùi.
• Catheter có cuff, tạo đường hầm.
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp nào?
• Đường mạch máu tạm thời: suy thận cấp, chuẩn bị ghép thận, thẩm phân phúc mạc.
• Tắc catheter của thẩm phân phúc mạc.
• Sử dụng trong thời gian chờ thông động tĩnh mạch trưởng thành.
• Sử dụng là đường mạch máu lâu dài khi có chống chỉ định làm cầu tay (thông động tĩnh mạch), hoặc thất bại trong phẫu thuật làm cầu tay...
Ưu điểm của phương pháp này:
• Có thể sử dụng ngay sau khi đặt
• Độ ổn định cao,
• Tuổi thọ trung bình từ 3 đến 9 tháng,
• Hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.
• Vị trí đặt ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
Tại khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, với đội ngũ bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, luôn tuân thủ thực hiện các qui trình kỹ thuật một cách nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ y tế, kỹ thuật đặt Catheter có cuff tạo đường hầm vào tĩnh mạch trung tâm được thực hiện đã đáp ứng yêu cầu điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người bệnh suy thận.
Một số hình ảnh người bệnh được đặt Catheter đường hầm có cuff đang lọc máu tại khoa: