Tin tức
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU THIẾU SẮT
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt hồng cầu do cơ thể không có đủ sắt để sản xuất hemoglobin - protein vận chuyển oxy trong máu. Đây là bệnh lý phổ biến, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh nở. Trước khi dẫn đến thiếu máu, tình trạng thiếu sắt đã âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy giảm hệ miễn dịch, hệ thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, hoạt động thể chất và nhận thức.
* Nguyên nhân đa dạng dẫn đến thiếu sắt
- Chế độ ăn uống thiếu hụt sắt: Không cung cấp đủ sắt từ thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Mất máu mạn tính: Do chảy máu dạ dày, ruột, rong kinh, u xơ tử cung...
- Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: Cơ thể không thể hấp thu hoặc sử dụng sắt hiệu quả.
- …..
* Bổ sung dinh dưỡng hợp lý - Chìa khóa đẩy lùi thiếu máu thiếu sắt
Bên cạnh việc điều trị y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo ăn cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối giữa Protein động vật và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới).
– Tăng cường sử dụng nhóm thực phầm cung cấp Protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B:
+ Nhóm Protein động vật:
- Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây… Nên sử dụng 45 – 60 g protein/ ngày tương đương 200-300g thịt/ ngày.
- Thủy hải sản: cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ: hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 – 3 bữa thủy hải sản/ tuần.
- Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, Lipid, Glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 – 3 quả trứng.
+ Nhóm Protein thực vật:
- Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 – 400g (tương đương với 1 bát con rau/ bữa).
- Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu hà lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…
+ Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày
– Hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.
– Bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.
– Tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị (Bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, và tư vấn viên khoa
Khi bị mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Chúng tôi có thể giúp bạn điều trị khỏi căn bệnh này.
☎️ Điện thoại: 02253 631 229 (Lưu ý gọi trong giờ hành chính)
📞 Tư vấn 24/7: 0862 584 594