Tin tức
VAI TRÒ THAY HUYẾT TƯƠNG TRONG SUY GAN CẤP TẠI KHOA HỒI SỨC NỘI VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP
Người bệnh nam 34 tuổi, vào viện trong tình trạng: sốt, mệt mỏi, da, đau thượng vị, đau hạ sườn phải, củng mạc mắt vàng đậm , được chuyền vào khoa Hồi sức tích cực Nội và Chống độc trong bệnh cảnh: thay đổi tri giác, da củng mạc mắt vàng đậm, xét nghiệm rối loạn đông máu nặng, bilirubin tăng cao, nguy cơ hôn mê, suy đa tạng. Người bệnh nhanh chóng được thay huyết tương, sau ba lần thay huyết tương, các triệu chứng lâm sàng cải thiện nhanh chóng, các xét nghiệm dần trở về bình thường, người bệnh xuất viện sau một tuần điều trị tại khoa.
Hình ảnh: Người bệnh được thay huyết tương
Kỹ thuật thay huyết tương (Plasma Exchange: PE), là phương pháp hỗ trợ gan ngoài cơ thể: huyết tương người bệnh tách ra khỏi máu (máy ly tâm hoặc màng lọc tách huyết tương), sau đó được thay vào lượng dịch thích hợp cùng thể tích: huyết tương người khoẻ mạnh hoặc dịch albumin, nhằm loại bỏ nhiều chất không có lợi cho cơ thể có trọng lượng phân tử nhỏ, trung bình, lớn, lấy bỏ các kháng thể chuyên biệt, các immunoglobulin, các phức hợp miễn dịch, loại bỏ các chất trung gian gây viêm, các độc chất hoặc thuốc gắn kết với protein, bilirubin. Đồng thời bổ sung các yếu tố đông máu cho người bệnh, các tế bào máu được tách ra khỏi huyết tương: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu sẽ được đưa trở lại người bệnh với dịch thay thế. PE trở thành kỹ thuật thường quy điều trị suy gan cấp trong đơn vị hồi sức.
Hiện tại, tại Khoa hồi sức Nội và chống độc, kỹ thuật thay huyết tương là kỹ thuật thường quy cho những người bệnh suy gan cấp. Người bệnh có những yếu tố nguy cơ: viêm gan virus, dùng thuốc paracetamol liều cao, dùng thuốc nam, thuốc chống lao dài ngày, có biểu hiện mệt mỏi, thay đổi tri giác, vàng da, chảy máu, cần khám, xét nghiệm để sớm chẩn đoán, nhập viện điều trị sớm, nhất là được thay huyết tương.